Thiết kế nội thất được ứng dụng cho các công trình xây dựng kiến trúc nhà ở, tòa nhà văn phòng, nhà hàng, quán ăn, quán cafe… Vậy thiết kế nội thất là gì? Thiết kế nội thất là việc phân chia các phòng chức năng, sắp xếp phương tiện sinh hoạt, đồng thời phối hợp hài hòa các yếu tố về màu sắc, ánh sáng, kiến trúc và các vật dụng trang trí (đảm bảo yếu tố phong thủy, thẩm mỹ) để tạo nên không gian sống đẹp, thoải mái và tiện nghi cho gia chủ.
1. Bố cục thiết kế nội thất là gì?
Một ngôi nhà tiêu chuẩn cần thiết nhất mà ai cũng cần trang bị cho mái ấm của mình đó là phải hiểu được thiết kế nội thất là gì?. Theo kinh nghiệm của nhiều nhà kiến trúc sư và những khách hàng của họ cho rằng: “Được đặt quan trọng hàng đầu khi thiết kế là bố cục ngôi nhà”, sau đó mới đến xác định nên trang trí nội ngoại thất như thế nào?
2. Tầm quan trọng của ngành thiết kế nội thất
Thiết kế thi công nội thất là một khâu cực kỳ quan trọng và không thể tách rời trong ngành kiến trúc. Kiến trúc chính là phần xác còn nội thất bên trong chính là phần hồn. Nội thất bao hàm không gian bên trong của công trình kiến trúc phục vụ nhu cầu làm việc, sinh hoạt hay giải trí và thư giãn. Điều này quyết định yếu tố thẩm mỹ và công năng của căn nhà.
Một công trình có kiến trúc bề ngoài hoành tráng, hình dáng độc đáo và hiện đại nhưng bố trí nội thất không hài hòa, không mang đến sự tiện dụng thì nó chỉ là một công trình chưa được hoàn thiện.
3. Các loại hình của thiết kế nội thất là gì?
3.1 Thiết kế nhà ở
Đây là loại hình góp phần mang đến một không gian sống đẹp, tiện nghi và thoải mái. Tùy thuộc vào nhu cầu gia chủ về mục đích sử dụng, sở thích riêng, kết cấu, kiến trúc sư tư vấn phong cách phù hợp nhất.
Các loại hình bố trí nội thất nhà ở bao gồm:
Nội thất chung cư: gồm 2 loại hình theo diện tích và số phòng ngủ. Theo diện tích, chung cư dao động từ 25m2 – 100m2, còn theo số phòng ngủ từ 1 – 4 phòng ngủ.
Nội thất biệt thự: gồm biệt thự nhà phố, liền kề, song lập, biệt thự nghỉ dưỡng,…
Nội thất nhà phố: nhà ống, nhà liền kề: những kiểu nhà này sở hữu chiều ngang hẹp nhưng lại có chiều sâu lớn.
3.2 Bố trí không gian riêng lẻ
Loại hình này được áp dụng cho những khách hàng có nhu cầu cải tạo cho một số không gian nhất định.
Các loại hình thiết kế nội thất không gian riêng lẻ:
Thiết kế phòng khách: phòng khách không đơn thuần là nơi tiếp khách mà còn là không gian sinh hoạt chung, thể hiện cá tính riêng của gia chủ. Do đó khi thiết kế nội thất phòng khách, phải đáp ứng được yêu cầu về tính hiện đại, sang trọng và tiện nghi.
Thiết kế phòng bếp: Phòng bếp tùy thuộc vào diện tích và loại hình nhà ở.Nguyên lý thiết kế nội thất cho những căn phố lớn hay căn biệt thự, thì phòng bếp được bố trí độc lập. Với những căn hộ nhỏ hẹp thì phòng bếp liền kề với phòng khách là phương án tối ưu nhất.
Thiết kế phòng ngủ: phòng ngủ cần mang đến sự thoải mái và thư giãn cho người sử dụng. Ngoài ra, nên lưu ý kết hợp hài hòa giữa các yếu tố như màu sắc, đồ nội thất, ánh sáng và phong thủy.
Thiết kế phòng sinh hoạt chung: Với những ngôi nhà có diện tích rộng rãi thì có thể bố trí một phòng sinh hoạt chung tách rời hẳn với không gian phòng khách.
Thiết kế phòng thờ: Với nhà phố hay biệt thự, phòng thờ thường sẽ được bố trí riêng. Tuy nhiên, với căn hộ chung cư thì phòng thờ được đặt trong phòng khách hoặc sử dụng bàn thờ với treo tường.
Thiết kế phòng karaoke: Đảm bảo cách âm tốt. Bên cạnh đó kiến trúc sư phải phát huy hết được yếu tố về âm thanh và ánh sáng.
Thiết kế phòng ban công, lô gia: Nhà phố hay biệt thự thường có ban công, còn lô gia thường thấy ở những căn hộ chung cư, nhà phố hoặc biệt thự tùy theo yêu cầu của gia chủ.
Thiết kế nhà vệ sinh: Nhà vệ sinh thường được bố trí nằm bên trong nhà tắm. Các chất liệu được sử dụng phổ biến bao gồm: gỗ, đá, kính…