Ép cọc bê tông là một công đoạn quan trọng cần được xem xét và tiến hành kỹ lưỡng nhằm đảm bảo nền móng công trình luôn chắc chắn khi đưa vào sử dụng. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về quy trình ép cọc bê tông tiêu chuẩn để có thể vận dụng vào công trình xây dựng.
Quy trình ép cọc bê tông sẽ diễn ra theo 4 bước tiêu chuẩn sau:
Bước 1: Khảo sát địa hình xây dựng, ép cọc bê tông
Kỹ sư cần khảo sát địa hình và khu vực xung quanh trước khi thi công để xác định phương pháp thi công móng cọc đem lại kết quả tốt nhất.
Tiếp đến là khảo sát nền đất để biết được công trình sẽ sử dụng loại cọc nào tốt nhất để làm nền móng cũng như chọn được loại máy móc phù hợp.
Bước 2: Vận chuyển máy móc và cọc ép
Sau khi khảo sát địa hình, sẽ bắt đầu việc vận chuyển máy móc và cọc ép bê tông đến công trình xây dựng. Tuy nhiên, đội ngũ công nhân cần lưu ý việc bố trí và di chuyển để tránh ảnh hưởng đến công trình lân cận cũng như giao thông của khu vực.
Vì các loại máy ép cọc khá lớn, cần vận chuyển đến vị trí thuận lợi và gần khu vực thi công để dễ dàng sử dụng ngay khi cần.
Bước 3: Thi công ép cọc
Kỹ sư sẽ đánh dấu vị trí cần ép tâm cọc trước khi thi công. Sau đó sẽ tiến hành ép thử để kiểm tra chất lượng cọc và độ lún sâu trước khi thử đại trà. Khi đã ép cọc thử nghiệm thành công, đội ngũ công nhân có thể bắt tay vào việc ép cọc đại trà tại những vị trí đã đánh dấu trước đó.
Bước 4: Nghiệm thu
Là quá trình kiểm tra chất lượng toàn bộ công trình sau xây dựng. kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng – và được thực hiện với cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Dựa trên bản vẽ thiết kế để đánh giá công trình có đạt kỹ thuật và chất lượng sử dụng khi đưa vào thực tế.
Những lưu ý cần ghi nhớ khi ép cọc bê tông
Trong quá trình thi công ép cọc, có những lưu ý quan trọng mà chủ thầu cần nắm rõ:
Đánh dấu chính xác vị trí tim cọc để quá trình ép cọc diễn ra suôn sẻ, đảm bảo công trình xây dựng theo tiêu chuẩn.
Kiểm tra vị trí ép cọc, đảm bảo phần mũi cọc được ép xuống vị trí ép đã được đánh dấu.
Nên ép cọc liên tục đến khi phần cọc trồi lên bề mặt đất tầm 60cm – 80cm sẽ dừng lại.
Khi nối cọc phải kiểm tra chiều dài và kỹ thuật hàn theo đúng bản vẽ thiết kế.
Đội ngũ công nhân phải được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động và thực hiện theo đúng quy định, nhằm đảm bảo an toàn xuyên suốt quá trình xây dựng.