Sơn chống cháy là sản phẩm sơn phủ lên bề mặt vật liệu cần phòng chống cháy nổ, tùy theo thời gian yêu cầu về thời gian chống cháy có thể 90 phút – 120 phút hoặc 180 phút mà lựa chọn loại sơn và bề dày lớp sơn phù hợp.
Ở các công trường, nhà xưởng, nhà máy,… vấn đề phòng chống cháy nổ rất được quan tâm. Bên cạnh các biện pháp lắp đặt thiết bị báo cháy, trang bị bình cứu hỏa,… thì sơn chống cháy cũng là giải pháp được nhiều nhà thầu, chủ doanh nghiệp sử dụng. Làm thế nào để sơn chống cháy phát huy tối ưu hiệu quả, bảo vệ công trình an toàn?
1. Điều kiện bắt buộc khi thi công sơn chống cháy
Quy trình thi công sơn chống cháy theo tiêu chuẩn TCVN 8789:2011 cần đáp ứng 4 điều kiện sau:
- Độ ẩm không khí: không thi công khi độ ẩm trên 85%.
- Nhiệt độ môi trường: Không thi công khi nhiệt độ dưới 5°C hoặc trên 45°C.
- Nhiệt độ bề mặt thép: Tối thiểu lớn hơn nhiệt độ điểm sương là 3°C. Nhiệt độ quá cao có thể gây hư hại màng sơn, do vậy điều kiện thi công cần điều chỉnh khi nhiệt độ trên 50°C, chẳng hạn như việc chuyển đổi thời gian làm việc vào buổi sáng hay chiều tối, che chắn hay chuyển vào trong công xưởng.
- Các điều kiện khác: Hạn chế sự nhiễm bẩn từ việc thổi cát, từ bụi sơn… Ngừng thi công khi trời có mưa, tuyết, sương mù, gió mạnh hay bão, để tránh việc hư hại hay phá hủy màng sơn và sự tổn thất sơn.
2. Quy trình sơn chống cháy 5 bước đạt chuẩn Việt Nam
Quy trình sơn chống cháy 5 bước đạt tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8789:2011 gồm:
1. Làm sạch bề mặt kim loại theo chuẩn SA 2.0 trở lên
2. Phun lớp sơn chống rỉ phù hợp
3. Hoàn thiện phủ lớp sơn chống cháy
4. Hoàn thiện lớp sơn phủ màu sắc
5. Tiến hành nghiệm thu công trình theo tiêu chuẩn TCVN 8789:2011
Bước 1: Làm sạch bề mặt khung sắt thép kim loại
Đây là bước quan trọng quyết định tính hiệu quả và tính thẩm mỹ mà dòng sơn chống cháy mang lại. Bề mặt kim loại phải vừa sạch vừa khô theo tiêu chuẩn SA 2.0 trở lên.
Tiêu chuẩn SA 2.0 là bề mặt làm sạch bằng phun cát kỹ. Các vết gỉ, cặn bẩn được tẩy sạch để lộ hầu hết bề mặt nền, sau đó được làm sạch lại bằng không khí khô nén, hoặc bàn chải làm sạch.
Việc làm sạch bề mặt theo tiêu chuẩn SA giúp cho màng sơn bám dính tốt hơn và hiệu quả chống ăn mòn cao hơn; đồng thời tạo nhám bề mặt đạt tiêu chuẩn nhanh nhất
Lưu ý:
- Không nên sơn trên sắt thép rỉ sét hoặc còn dính dầu mỡ.
- Nếu có, hãy dùng dầu hôi, xăng xe máy hoặc dung môi phù hợp để làm sạch
Bước 2: Phun lớp sơn lót chống rỉ phù hợp
Sơn lót là lớp sơn tiếp xúc trực tiếp với bề mặt được sơn. Vai trò của sơn lót vô cùng quan trọng, nó giúp chống gỉ cho thép và tạo độ bám cho lớp sơn chống cháy.
Trong quá trình sơn lót chống gỉ, cần đảm bảo sơn đều bề mặt vật liệu; độ dày khoảng 50 µm – 80 µm trên bề mặt và thời gian khô tối đa là 30 phút. Sau khi sơn xong toàn bộ số lớp sơn chống gỉ cần nghiệm thu đầy đủ các chỉ tiêu kỹ thuật quy định tại TCVN 8789:2011 về độ bám dính, tổng chiều dày các lớp sơn trên mặt thép, sau đó mới chuyển sang sơn lớp sơn phủ.
Bước 3: Hoàn thiện phủ lớp sơn chống cháy
Sau khi lớp sơn lót chống rỉ khô thì tiến hành phun sơn phủ chống cháy lên bề mặt cần thi công. Sơn phủ chống cháy là lớp sơn chính ngăn cách giữa lửa và bề mặt thép cần bảo vệ. Thời gian chống cháy của lớp sơn này phụ thuộc vào độ dày của lớp sơn được phun lên.
Lưu ý:
- Sau khi hoàn thiện nên dùng dụng cụ đo độ dày sơn để kiểm tra.
- Nên sử dụng béc phun lớp phủ trong quá trình phun sơn để bề mặt được đẹp hơn.
- Cần đảm bảo màng sơn đã khô và đạt độ dày tiêu chuẩn kiểm định sau khi hoàn thiện lớp phủ sơn chống cháy.
Bước 4: Hoàn thiện lớp sơn phủ màu sắc
Sau khi hoàn tất sơn chống cháy, bạn cần sơn thêm một lớp sơn phủ màu sắc để tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Sơn phủ vừa là lớp sơn ngoài cùng có vai trò như một lớp bảo vệ, lại vừa là để trang trí.
Bước 5: Nghiệm thu chất lượng thi công sơn chống cháy theo tiêu chuẩn quốc gia
Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8790:2011, có 3 bước nghiệm thu chất lượng thi công sơn chống cháy như sau:
– Kiểm tra thời gian khô của sơn, thời gian sơn giữa các lớp sơn theo nhà sản xuất quy định.
– Kiểm tra độ dày và độ bám dính của các lớp sơn chống gỉ (trước khi sơn lớp sơn phủ) và của toàn bộ các lớp sơn (sau khi kết thúc sơn phủ). (TCVN 2097:1993).
– Kiểm tra độ phủ của sơn trên các góc cạnh, đầu bulông, khe tiếp giáp nhiều lớp thép và các khuyết tật khác để hướng dẫn cho người thi công thực hiện đúng công nghệ do nhà sản xuất quy định.
3. Sơn chống cháy Nippon có gì đặc biệt?
Sơn Chống Cháy Nội Thất Nippon Taikalitt S-100 NCB là sơn cách nhiệt acrylic intumescent một thành phần, có khả năng chống cháy tuyệt vời, bề mặt màng sơn đẹp và dễ thi công. Được thiết kế cho những kết cấu thép nội thất ở các sân bay, nhà ga, sân vận động, tòa nhà cao tầng hay ở các nhà máy có yêu cầu chống cháy. Sản phẩm đã được chứng nhận bởi CCCF và JSSC.
Qua bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn có được những thông tin bổ ích về quy trình sơn chống cháy đạt tiêu chuẩn quốc gia. Bên cạnh việc đảm bảo thi công đúng quy trình thì việc lựa chọn những sản phẩm sơn chất lượng sẽ đảm bảo phòng chống cháy nổ hiệu quả hơn. Sơn Nippon tự hào là thương hiệu sơn và chất phủ hàng đầu châu Á, đem đến những sản phẩm sơn chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường.