Hiện nay sơn chống cháy là một giải pháp an toàn cho những khung sắt, thép, không chỉ nâng cao tính thẩm mỹ mà còn mang lại sự an toàn khi xảy ra cháy nổ bất thường. Chính vì vậy để sơn mang lại hiệu quả tốt nhất, chúng ta cần thực hiện đúng quy trình thi công sơn để đảm bảo an toàn cho người thi công cũng như cho chính người sử dụng.
Sơn chống cháy là gì? Tại sao phải sử dụng?
Cũng như các loại sơn thông thường khác, sơn chống cháy là một sản phẩm sơn được dùng để sơn lên các bề mặt cần chống cháy như sắt, thép… Tùy theo nhu cầu chống cháy của từng loại công trình mà quy trình thi công sơn được chia ra các thời gian chống cháy như 30 phút, 60 phút, 90 phút và 120 phút.
Do hầu hết các công trình xây dựng hiện nay như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại… thường ứng dụng khung nhà thép để giảm chi phí thi công mở rộng. Do vậy, để đối chọi lại với những nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào dẫn đến tình trạng sập kết cấu thép thì ngay từ khi thi công cần phải có một lớp sơn chống cháy. Lớp sơn này sẽ bảo vệ thép khỏi những tác động của lửa, chống chịu lâu hơn cho đến khi cứu hỏa t
Ưu điểm
Hiện nay có rất nhiều cách chống cháy cho kết cấu thép, tuy nhiên sử dụng sơn chống cháy là biện pháp phổ biến rộng rãi được người dùng ưa chuộng nhờ những ưu điểm như:
- An toàn không độc hại, dễ dàng sử dụng trong quá trình thi công
- Có thể sơn trực tiếp lên bề mặt thép mà không cần lớp sơn chống rỉ
- Có thể sử dụng được ở cả công trình trong và ngoài trời
- Có thể chịu nhiệt lên tới vài ngàn độ C
- Tăng tính thẩm mỹ cho công trình
Quy trình thi công
Mặc dù trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sơn chống cháy khác nhau, tuy nhiên về quy trình hoạt động vẫn chung về đặc điểm. Do vậy có thể áp dụng quy trình thi công giống nhau đối với mọi loại sơn. Do hệ thống sơn chống cháy là một trong những loại sơn đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật trong thi công. Nên việc áp dụng đúng quy trình sơn là một yêu cầu cần thiết.
Sau đây là 5 bước để có thể hoàn thiện lớp sơn một cách hiệu quả nhất:
Bước 1: Xử lý bề mặt
Trước khi tiến hành sơn chúng ta cần làm sạch bề mặt phun cát kỹ hoặc phun bi, loại bỏ các vết rỉ và các cặn bẩn. Sau đó sẽ sử dụng bàn chải, khí khô, máy thổi bụi,… theo tiêu chuẩn SA 2.0 để lớp sơn được đẹp hơn.
Bước 2: Tiến hành sơn lót cho bề mặt chống cháy
Tiến hành thi công lớp sơn lót cho bề mặt cần chống cháy. Đối với bề mặt gỗ ta sẽ dụng loại sơn lót chuyên dụng cho gỗ. Còn đối với bề mặt kim loại như sắt thép ta sẽ dùng loại sơn lót chuyên dụng cho kim loại.
Bước 3: Thi công sơn lên bề mặt sơn lót
Đây là lớp sơn quan trọng, ngăn cách giữa lửa và đồ vật cần bảo vệ. Do vậy, đây là bước hết sức quan trọng. Phụ thuộc và thời gian chống cháy chúng ta sẽ tiến hành sơn theo định mức sau:
2 lớp cho 30 phút
3 lớp cho 60 phút
4 lớp cho 90 phút
5 lớp cho 120 phút
Bước 4: Hoàn thiện lớp sơn phủ màu sắc
Tất nhiên lớp sơn chỉ là lớp sơn bảo vệ, mục đính chính không phải là làm đẹp. Chính vì vậy, khi lớp sơn khô, chúng ta có thể thêm một lớp sơn phủ màu sắc theo ưa thích. Lưu ý, độ dày của lớp sơn phủ chỉ trong khoảng 40 – 60 µm.
Bước 5: Tiến hành nghiệm thu công trình
Đây là bước kiểm tra cuối cùng kết quả của quá trình thi công. Sử dụng dụng cụ đo độ dày của lớp sơn để đạt tiêu chuẩn về thời gian chống cháy do nhà sản xuất quy định. Thêm vào đó, phần màng sơn cũng phải đảm bảo độ thẩm mỹ.
Những lưu ý trước và sau quá trình sơn chống cháy
Trong quá trình sơn, độ ẩm không khí phải thấp hơn 85% và nhiệt độ trên 5 độ C.
Nhiệt độ của bề mặt kim loại phải lớn hơn điểm sương tối đa là 3 độ C
Trước khi sơn phải kiểm tra bề mặt kim loại có đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 8501-1-1998 hay không để đảm bảo an toàn.